Cửu Huyền Thất Tổ Là Gì? Gồm Những Ai? Cách Lập Bàn Thờ

Thờ Cửu Huyền Thất Tổ là một trong những tín ngưỡng tốt đẹp trong văn hoá tâm linh của người Việt Nam. Đến nay, tín ngưỡng này vẫn được lưu giữ như một cách giáo dục con cháu về sự biết ơn đối với công sinh thành, dưỡng dục của ông bà tổ tiên.

Cửu Huyền Thất Tổ là gì? Gồm những ai?

Cửu Huyền Thất Tổ (九玄七祖) là 4 chữ được khắc/ in trên bài vị – vật dụng bài trí trên bàn thờ xuất hiện trong tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên của người Việt. Trong đó:

  • Cửu Huyền có nghĩa là 9 đời (bao gồm cao – tằng – tổ – cha – mình – con – cháu – chắt – chít)
  • Thất Tổ là 7 đời (bao gồm phụ/ cha – tổ/ ông nội – tằng/ ông cố – cao/ ông sơ/ – huyền/ tổ đời thứ 5 – hiển/ tổ đời thứ 6).

Cụm từ Cửu Huyền Thất Tổ có ý nghĩa là tất cả các vị ông bà tổ tiên, bản thân và con cháu. Khi khấn vái, gia chủ sẽ khấn “Cửu Huyền Thất Tổ” trước khi nói ra mong muốn với ngụ ý gửi lời khấn vái đến các vị tổ tiên. Đây cũng chính là lý do vì sao trên bàn thờ cúng ông bà đều có bài vị với dòng chữ Cửu Huyền Thất Tổ hay 九玄七祖.

Cửu Huyền Thất Tổ
Tấm Liễn Thờ Cửu Huyền Thất Tổ cao cấp do Khánh vàng Đức Phát chế tác

Đến nay dù nhiều phong tục đã bị mai một nhưng tín ngưỡng thờ cúng Cửu Huyền Thất Tổ vẫn được lưu giữ. Thờ cúng bài vị Cửu Huyền Thất Tổ như lời nhắc nhớ đến con cháu luôn nhớ về công ơn sinh thành, dưỡng dục của tổ tiên. Đây là minh chứng rõ ràng nhất cho nét đẹp “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.

Cách lập bàn thờ cúng Cửu Huyền Thất Tổ

Bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ là một phần không thể thiếu trong không gian thờ cúng tổ tiên của người Việt. Trên thực tế, rất ít khi bàn thờ gia tiên có đầy đủ hình ảnh và bài vị của các thế hệ. Chính vì thế, bài vị Cửu Huyền Thất Tổ sẽ là vật phẩm thờ cúng tượng trưng cho đầy đủ những vị tổ tiên từ nhiều đời trước.

Để tạo sự trang nghiêm cho không gian thờ cúng, cần phải biết cách lập bàn thờ cúng Cửu Huyền Thất Tổ. Thờ cúng là hành động thiêng liêng nên đòi hỏi phải có sự chu đáo và tỉ mỉ khi thực hiện.

cách lập bàn thờ cửu huyềnt thất tổ
Bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ phải thấp hơn bàn thờ Phật

Các bước lập bàn thờ cúng Cửu Huyền Thất Tổ đúng cách:

  • Chuẩn bị bài vị Cửu Huyền Thất Tổ và những vật phẩm thờ cúng khác.
  • Sử dụng rượu trắng pha cùng với nước gừng để tẩy uế các vật phẩm thờ cúng và phơi khô tự nhiên trước khi sử dụng để thờ cúng.
  • Đặt bài vị Cửu Huyền Thất Tổ lên bàn thờ. Để bài vị tự nhiên, không đặt trong hộp kín, lồng kính hay đặt các vật nặng phía trên gây cản trở tài lộc và thiếu đi sự tôn nghiêm, thành kính.
  • Nếu có thờ cúng Phật, thì bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ phải thấp hơn. Bài vị nên đặt chính giữa, hai bên là ảnh thờ của các vị tổ tiên. Sau đó, bố trí bát hương, đèn, bình hoa, mâm,… theo đúng vị trí.
  • Dâng đồ lễ cúng (lựa chọn trái cây tươi và nên tự tay chế biến đồ cúng để thể hiện được lòng thành). Mâm cúng Cửu Huyền Thất Tổ thường có bánh chưng/ bánh tét, thịt lợn, dưa hành (củ kiệu), cơm trắng và bát nước chấm đặt chính giữa mâm hình tròn.
  • Đọc bài khấn vái Cửu Huyền Thất Tổ và thắp hương
  • Đến khi nhang tàn, hạ đồ lễ và chia đều vật phẩm cho những người thân trong gia đình. Tuyệt đối không chia cho người ngoài vì có thể gây thất thoát tài lộc.

Khi thờ cúng Cửu Huyền Thất Tổ, cần chú ý không gian thờ tránh để bụi bẩn, chuột gián gặm nhấm. Ngoài ra, nên thường xuyên thay nước, rượu và hoa trên bàn thờ để thể hiện lòng thành kính và biết ơn đối với gia tiên.

cửu huyền thất tổ gồm những ai
Bộ liễn thờ Cửu Huyền Thất Tổ được Khánh vàng Đức Phát chế tác. (Ảnh Khách Hàng gửi tặng)

Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ có hình chữ nhật với nền đỏ, được chạm trổ hình ảnh rồng và các hoa văn tinh xảo. Ngoài cụm từ Cửu Huyền Thất Tổ, bài vị còn có những câu đối mang nhiều ý nghĩa. Không chỉ gợi nhắc cho con cháu về công ơn của các vị tổ tiên, bài vị Cửu Huyền Thất Tổ còn giúp tăng sự trang trọng cho không gian thờ cúng, đồng thời cũng là vật phong thủy giúp hút vượng khí và may mắn cho gia chủ.

Bài cúng, văn khấn Cửu Huyền Thất Tổ

Văn khấn Cửu Huyền Thất Tổ là bước quan trọng trong việc thờ cúng. Bài cúng thường được đọc sau khi dâng lễ và thắp hương. Khi nén hương đang cháy, người khấn lễ cần đọc bài cúng để gia tiên lắng nghe lời khấn nguyện của con cháu.

Bài cúng Cửu Huyền Thất Tổ có thể dùng để khấn hằng ngày, hằng tuần hoặc khấn vái vào những dịp đặc biệt. Sau khi đốt hương, đứng thẳng trước bài vị khấn 3 lạy, đưa hương (nhang) lên trước trán và bắt đầu khấn bài cúng Cửu Huyền Thất Tổ.

“Hôm nay là ngày… tháng… năm… Con tên là…, tuổi… ở tại địa chỉ,… (có thể giới thiệu tên của vợ, con cái và những thành viên khác trong gia đình).

Nay là ngày lành tháng tốt, gia đình con kính thỉnh Cửu Huyền Thất Tổ chứng minh lòng thành của chúng con. Kính mong Cửu Huyền Thất Tổ phù hộ độ trì cho gia đình con tránh khỏi tai ương, bình an khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn và thuận lợi trong việc (có thể thay lời khấn vái theo mong muốn).

Gia đình con thành tâm kính thỉnh và luôn nhớ ơn Cửu Huyền Thất Tổ đã phù hộ. Kính thỉnh.”

Sau khi khấn vái, người khấn lễ vái 3 lạy và cắm hương vào bát nhang. Tất cả mọi người quỳ xuống vái lạy 4 cái liên tục và đứng dậy vái thêm 3 cái là hoàn thành lễ an vị. Toàn bộ không gian lễ cúng phải giữ yên tĩnh, trật tự để đảm bảo tính tôn nghiêm.

Một số lưu ý khi cúng Cửu Huyền Thất Tổ

Cúng Cửu Huyền Thất Tổ là nét đẹp trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt. Khi thờ cúng, nên tránh phạm vào những điều cấm kỵ sau:

  • Mâm cúng Cửu Huyền Thất Tổ không nên chứa các món ăn tanh, sống như gỏi/ nộm, tiết canh,… Ngoài ra, cần tránh cúng thịt chó, mèo, cua, ốc và bún vì theo quan niệm dân gian đây là các loại thực phẩm uế tạp, không thể hiện được lòng thành và sự kính trọng đối với các vị tổ tiên.
  • Không tự ý xê dịch bát hương và những vật phẩm thờ cúng. Tránh đổ ra bát hương ra vào bếp, ra vườn, ra đường,… Thay vào đó, nên đổ xuống ao để tránh xui xẻo.
  • Để dập lửa, nên vẩy tay để lửa tắt, tuyệt đối không được dùng miệng thổi.
  • Người khấn lễ phải tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo chỉnh tề để thể hiện được lòng kính đối với các vị tổ tiên.

Trên đây là những thông tin về tín ngưỡng thờ cúng Cửu Huyền Thất Tổ, cách lập bàn thờ, văn khấn và những điều kiêng kỵ khi thờ cúng. Ngoài tưởng nhớ ông bà tổ tiên, tín ngưỡng này còn là cách giáo dục con cái về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Vì vậy, bản thân mỗi người cần có ý thức bảo vệ và giữ gìn nét đẹp truyền thống của dân tộc.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

tranh trang trí bàn thờ Phật

5 Mẫu tranh trang trí bàn thờ Phật cao cấp, đẹp nhất hiện nay

Tranh trang trí bàn thờ Phật giúp cho không gian thờ cúng trở nên trang nghiêm và lộng lẫy hơn. Nếu bạn đang có nhu...

Khánh vàng - Vật phẩm dâng Bà Chúa Xứ Châu Đốc

Khánh vàng – Vật phẩm dâng cúng Bà Chúa Xứ Châu Đốc trang nghiêm nhất

Khánh vàng - Vật phẩm dâng cúng Bà Chúa Xứ Châu Đốc với hình ảnh Bà được chế tác một cách tinh xảo, đính kèm...

tranh treo phòng thờ gia tiên

5+ Tranh treo phòng thờ Gia Tiên đẹp, tăng phúc khí cho gia đình

Chú trọng không gian thờ cúng sẽ giúp gia chủ bày tỏ lòng thành, sự tôn kính một cách trọn vẹn. Khánh vàng Đức Phát...

tranh phật treo phòng thờ cao cấp

Top 5 Mẫu Tranh Phật Treo Phòng Thờ đẹp, cao cấp, sang trọng

Tranh thờ Phật là một trong những vật phẩm không thể thiếu trong không gian thờ cúng của mỗi gia đình Phật tử. Nếu quý...

Cửa hàng tranh thờ Cửu Huyền Thất Tổ TPHCM – Chế tác theo yêu cầu

Ngày nay, tranh thờ không chỉ là vật phẩm thờ cúng mà còn mang giá trị nghệ thuật, tôn lên vẻ đẹp cho không gian...

Cách Trang Trí Bàn Thờ Gia Tiên Đẹp đúng phong thủy thờ cúng

Thờ cúng gia tiên có ý nghĩa to lớn trong đời sống tâm linh của người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email