Cúng Tổ Nghề Xây Dựng Ngày Nào, Mâm Lễ Cần Chuẩn Bị Những Gì?
Cúng tổ nghề xây dựng là truyền thống tốt đẹp của người Việt, thể hiện lòng thành kính và biết ơn người có công sáng lập ngành nghề. Để thể hiện được ý nghĩa sâu sắc của lễ cúng, cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mâm lễ, bài cúng và quan trọng nhất là phải làm lễ đúng ngày.
Cúng tổ nghề xây dựng ngày nào?
Cúng tổ nghề là một trong những tín ngưỡng của người Á Đông nói chung và người Việt nói riêng. Mỗi ngành nghề khi ra đời và phát triển đều có một người hoặc một nhóm người có công sáng lập, phát triển và truyền bá. Do đó, bất cứ ngành nghề nào cũng đều có ngày cúng tổ.
Cúng tổ nghề xây dựng được diễn ra vào ngày 13/6 và 20/12 âm lịch. Lễ cúng không chỉ để tưởng nhớ tổ nghề xây dựng mà còn thể hiện sự biết ơn và lòng thành kính đối với các ngành nghề có liên quan như cơ khí, thợ mộc.
Thông thường, chỉ có doanh nghiệp và nhà thầu mới quan tâm đến lễ cúng tổ nghề. Những người thợ xây, thợ mộc, cơ khí hiếm khi quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên, cúng tổ nghề là lễ quan trọng đối với những người làm nghề. Tín ngưỡng này không chỉ để mong cầu công việc hanh thông, thuận lợi mà còn là cách để bày tỏ lòng biết ơn đến những bậc cha ông đã có công kiến tạo và truyền bá nghề.
Nguồn gốc của lễ cúng tổ nghề xây dựng
Không chỉ riêng Việt Nam, Trung Quốc và một số quốc gia Châu Á khác đều xem trọng ngày lễ cúng tổ nghề xây dựng. Theo ghi chép, người có công trong lĩnh vực này là Lỗ Ban.
Tương truyền ở nước Lỗ vào thời Phân tranh Lục Quốc, có một người thợ mộc tài ba tên là Lỗ Ban. Ông vâng lệnh vua đã dành suốt 3 năm trời để nghiên cứu và chế tạo được chiếc diều bằng gỗ có thể chở được một người. Với chiếc diều gỗ của Lỗ Ban, nước Lỗ lợi dụng hướng gió bay lên trời có thể dò xét và đánh giá được tình hình của quân Tống ở biên giới.
Cũng ở nước Lỗ khoảng 500 trước thời Đại Lục, có ông Công Thư Ban rất giỏi xây dựng. Ông chỉ huy, điều phối quân xây dựng cung điện, đồng thời là người chế tạo ra 2 công cụ quen thuộc cho ngành xây dựng là la bàn (từ cũ: thước) và thước xốp.
Cứ như vậy, đời này truyền sang đời khác, thế hệ sau tôn Lỗ Ban là tổ tiên của ngành xây dựng. Đến nay, lĩnh vực này đã có sự phát triển vượt bậc và đã chế tạo ra nhiều công cụ khác hỗ trợ cho quá trình xây dựng, chế tạo máy móc,… Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò và tầm quan trọng của người đặt nền móng.
Chuẩn bị mâm lễ cúng tổ nghề xây dựng
Cúng tổ nghề xây dựng là truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy. Tín ngưỡng này thể hiện rõ đạo lý không quên cội nguồn được cha ông truyền từ đời này sang đời khác. Do đó, lễ cúng tổ nghề xây dựng phải được thực hiện một cách long trọng.
Trước đây, những người cùng làm nghề thợ xây, thợ mộc sẽ sống chung một làng. Trước khi cúng tổ nghề, thợ thuyền sẽ tổ chức Lễ Tam sang và người có tuổi nghề lâu nhất sẽ đại diện để thể hiện lòng kính trọng với bề trên.
Hiện nay cuộc sống đã thay đổi ít nhiều nên lễ cúng tổ nghề xây dựng thường được các nhà thầu tổ chức và một số thợ lâu năm cũng có thể cúng tại nhà. Tương tự như các ngày giỗ khác, mâm lễ là yếu tố quan trọng nhất khi cúng tổ nghề xây dựng. Mâm lễ không nhất thiết phải có sơn hào hải vị nhưng cần được chuẩn bị chu đáo để thể hiện được lòng thành kính.
Để hoàn thiện mâm lễ cúng tổ nghề xây dựng, cần chuẩn bị những lễ vật như sau:
- Bài vị tổ nghề
- Trái cây tươi (có thể chuẩn bị mâm ngũ quả)
- Hoa tươi (nên chọn hoa lay ơn, cúc vạn thọ hoặc các loại hoa có màu sắc sặc sỡ)
- Muối, gạo
- Nhang (hương)
- Đèn cầy
- Trà pha sẵn, rượu nếp và nước lọc
- Trầu cau
- Heo sữa quay
- Gà luộc
- Bánh bao
- Xôi
- Bánh chưng, bánh tét
- Nếu có điều kiện, nên chuẩn bị thêm chả lụa, chả phụng, bánh hỏi,…
- Giấy cúng tổ nghề ngành xây dựng
Nhìn chung, mâm cúng tổ nghề xây dựng không quá khác biệt so với cúng tổ nghề trang điểm, nghề tóc, sân khấu,… Điều quan trọng nhất khi chuẩn bị mâm cúng là sự tỉ mỉ và chu đáo. Nếu không có điều kiện, bạn có thể chuẩn bị mâm cúng đơn giản với trái cây, nhang, đèn, hoa tươi và giấy cúng.
Quý khách có nhu cầu thỉnh bài vị để lập bàn thờ cúng Tổ Nghề có thể tham khảo các sản phẩm bài vị thờ Tổ Nghề được Khánh vàng Đức Phát chế tác dưới đây. Ngoài ra chúng tôi còn nhận sản xuất bài vị theo kích thước, nội dung quý khách yêu cầu
Quý khách hàng quan tâm các sản phẩm bài vị Tổ Nghề phía trên đây vui lòng liên hệ với Khánh vàng Đức Phát để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
HOTLINE: 0905298479 (Hỗ trợ 24/7 – Ship miễn phí tại TPHCM)
Nghi thức cúng tổ nghề xây dựng đúng cách
Những người chưa từng cúng tổ nghề sẽ không biết rõ nghi thức và gặp nhiều lúng túng khi làm lễ. Để buổi lễ diễn ra thuận lợi, bạn cần nắm rõ trình tự cúng tổ như sau:
1. Bày biện mâm cúng đẹp mắt
Khi chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết cho mâm cúng tổ nghề xây dựng, bạn cần sắp xếp lễ vật một cách gọn gàng và đẹp mắt. Để mâm cúng tươm tất, bạn nên đặt lễ vật trên chiếc bàn lớn và chính giữa là gà luộc, heo quay.
Kế tiếp, sắp xếp các lễ vật như xôi, chả lụa, bánh bao, nước, rượu trà xung quanh mâm. Phía sau hoặc hai bên nên đặt bình hoa tươi và giấy cúng tổ nghề xây dựng. Ngoài ngày cúng, bạn cũng nên xem giờ cúng để làm lễ vào giờ đẹp. Theo quan niệm, nên cúng tổ nghề vào buổi sáng hoặc gần trưa để sau khi cúng, thợ thuyền có thể quây quần thưởng lễ.
2. Đọc bài cúng giỗ tổ nghề xây dựng
Khi đến giờ lành, gia chủ sẽ đốt nến và thắp 3 nén nhang. Sau đó đọc bài cúng giỗ tổ nghề xây dựng để thể hiện lòng thành kính và sự biết ơn đối với người có công sáng lập ra ngành nghề. Thông qua bài cúng, bạn cũng có thể gửi đến bề trên mong muốn công việc hanh thông và gặp nhiều may mắn.
Bài cúng giỗ tổ nghề xây dựng có nội dung đa dạng và có thể thay đổi tùy theo mong muốn của người cúng. Tuy nhiên, nếu chưa có kinh nghiệm, bạn có thể dùng bài cúng sau:
Khi đọc xong bài cúng tổ nghề xây dựng, khấn vái các vị thần linh, thổ địa và cắm nhang vào lư hương.
3. Tạ lễ
Sau khi nhang đã tàn, gia chủ tiến hành đốt tiền vàng, rải gạo và áo xung quanh. Nếu chuẩn bị khởi công dự án, có thể cuốc đất làm phép động thổ vào khu vực dự định đào móng để mong cầu mọi sự may mắn và thuận lợi. Cuối cùng, đem lễ vật chia cho mọi người thưởng thức để thụ lộc và cùng nhau trò chuyện, bàn bạc về hướng đi trong tương lai.
Lưu ý khi cúng tổ nghề xây dựng
Cúng tổ nghề xây dựng là dịp lễ quan trọng đối với những người làm trong lĩnh vực xây dựng, cơ khí, mộc,… Ngoài việc phải nắm rõ nghi thức cúng và cách chuẩn bị mâm cúng, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau khi cúng tổ:
- Khi chuẩn bị mâm cúng, cần lên danh sách cụ thể để tránh thiếu sót. Tình trạng thiếu lễ vật khi sắp xếp mâm lễ được xem là không may mắn và cần kiêng kỵ khi cúng tổ nghề xây dựng.
- Mâm lễ không cần quá nhiều lễ vật hay đòi hỏi các lễ vật đắt đỏ. Thay vào đó, người cúng chỉ cần chuẩn bị mâm lễ phù hợp với điều kiện kinh tế và quan trọng nhất là cái tâm luôn hướng về tổ nghề.
- Khi chuẩn bị mâm lễ cúng tổ nghề xây dựng, cần chọn hoa tươi có màu sắc rực rỡ. Đặc biệt là các loại hoa tượng trưng cho tiền tài và may mắn như hoa đồng tiền, hoa hướng dương, hoa vạn thọ,…
- Khi cúng, nên ăn vận tươm tất và lịch sự. Người cúng phải là người làm trong nghề, tuyệt đối không nhờ người khác cúng giúp. Nếu làm lễ chung, người có thâm niên nhất nên là người đọc bài cúng, sau đó những người còn lại thắp hương để bày tỏ lòng thành.
- Để lễ cúng trang trọng hơn, có thể đặt mua bài vị thờ tổ nghề tổ nghiệp để thể hiện lòng thành kính và sự biết ơn với những người có công sáng lập nghề.
- Nếu có thể, ngày cúng tổ nghề xây dựng nên mời thợ thuyền và người thân trong gia đình đến dự. Buổi lễ diễn ra trong không khí vui vẻ sẽ tạo được sự hứng khởi và mang đến nhiều may mắn trong công việc.
Cúng tổ nghề xây dựng là truyền thống tốt đẹp của người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng. Để buổi lễ thể hiện đúng ý nghĩa, bạn nên chuẩn bị tươm tất từ mâm lễ đến bài cúng và nắm rõ nghi thức cúng. Ngoài ra, nên có thêm bài vị để nghi thức trở nên trang trọng và thiêng liêng hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!