
Cách Trang Trí Bàn Thờ Gia Tiên Đẹp đúng phong thủy thờ cúng
Thờ cúng gia tiên có ý nghĩa to lớn trong đời sống tâm linh của...
Những người mới vào nghề thường không biết cách lập bàn thờ tổ nghề tóc và gặp lúng túng trong việc chuẩn bị lễ vật, bài cúng. Nếu đang lăn tăn vấn đề này, những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.
Tương tự như các ngành nghề khác, nghề tóc cũng có ngày giỗ tổ để nhớ đến những người có công sáng lập và truyền bá ngành nghề. Từ ngàn đời nay, dân tộc ta luôn đề cao nét đẹp “Uống nước nhớ nguồn – Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” nên với những người làm nghề tóc, ngày giỗ tổ mang ý nghĩa rất thiêng liêng.
Mặc dù là hoạt động thường niên nhưng không phải ai cũng biết “Cúng tổ nghề tóc ngày mấy?”. Được biết, lễ cúng được diễn ra vào ngày 16/3 âm lịch hằng năm. Ngoài ra, một số nơi còn cúng lễ vào ngày 15/3 để tưởng nhớ tổ nghề và thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với thế hệ đi trước. Bên cạnh đó, qua lễ cúng bạn còn gửi đến tổ nghề lời thỉnh cầu mong sự nghiệp gặp nhiều thuận lợi và gặt hái được thành công trong tương lai.
Ngày nay, nghề tóc đã có những phát triển vượt bậc và trở thành “cần câu cơm” của hàng triệu người. Nếu không có ông tổ nghề tóc, ngành nghề này có thể không được ra đời và không thể phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Với những người làm trong lĩnh vực, lễ cúng mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc và trở thành hoạt động không thể thiếu trong đời sống tinh thần.
Hiện tại, không ai biết chính xác ông tổ nghề tóc là ai. Tuy nhiên theo truyền thuyết kể lại, một ngày nọ có hai ông cụ ngồi than vãn với nhau ở quán nước đầu làng. Cả hai ông đều buồn phiền về việc nghề nghiệp trong làng đều là nghề cho đàn bà con gái như nhuộm vải, may mặc,… và không có nghề đặc thù nào dành cho đàn ông con trai.
Đang trong lúc than vãn thì một ông cụ bèn hỏi “Thế cụ thích nghề gì?”. Ông cụ nói bèn đáp “Nghề gì mà không tốn quá nhiều công sức và họ bảo sao thì làm vậy?”. Cụ kia bèn trả lời “Vậy thì có gì khó khăn, cụ cứ làm nghề vít đầu cố thiên hạ – tức là nghề thợ cạo!”.
Chỉ qua một cuộc trò chuyện tình cờ, nghề cắt tóc ra đời và được thanh niên trai tráng trong lành xin học. Từ đó, ông cụ còn gọi là thầy Địa Lý Tả Ao và được xem là ông tổ của nghề tóc. Quê của ông gần với nhà văn Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ.
Thực tế, nghề cạo (nghề tóc) đã có từ khá lâu nhưng vẫn chưa phát triển và người dân chưa xem đó là ngành nghề để kiếm sống. Chỉ đến khi thầy Địa Lý Tả Ao truyền bá thì ngành nghề này mới được phát triển và trở thành nghề chính thức như bao ngành nghề khác. Từ năm 1980, người dân đã chọn ngày 15 -16/3 để làm ngày cúng tổ nghề tóc.
Cúng tổ nghề tóc cần chuẩn bị những gì là băn khoăn của những người mới vào nghề hoặc mới cúng tổ lần đầu tiên. Tương tự như lễ cúng các tổ nghề khác, cúng tổ nghề tóc cần chuẩn bị mâm cúng và bài cúng tổ nghề. Ngoài cách, cần biết cách vái cúng để thể hiện lòng thành với bề trên.
Lễ vật cúng tổ nghề tóc không nhất thiết phải quá cầu kỳ nhưng phải được chuẩn bị chu đáo và chỉn chu. Tùy theo điều kiện kinh tế, bạn có thể điều chỉnh lễ vật cho phù hợp. Mặc dù mâm cúng không quá phức tạp nhưng có khá nhiều lễ vật nên dễ bị thiếu sót. Để buổi lễ cúng diễn ra thuận lợi, bạn nên ghi chép lại những lễ vật cần chuẩn bị cho ngày cúng tổ nghề tóc.
Danh sách lễ vật cúng tổ nghề tóc:
Mâm cúng tổ nghề tóc có khá nhiều thứ nên cần sắp xếp chỉn chu và gọn gàng. Nếu kém trong khoản bố trí mâm cúng, bạn nên tối giản các lễ vật để tránh mâm cúng trông bừa bộn, thiếu mất sự uy nghi và thiêng liêng vốn có.
Bài cúng tổ nghề tóc có nội dung tương tự tương tự như cúng tổ nghề xây dựng, nghề nail và các ngành nghề khác. Ngoài ra, người cúng cũng có thể thay đổi nội dung bài cúng để thỉnh cầu bề trên phù hộ bản thân gặp nhiều may mắn trong công việc. Tuy nhiên, bài cúng bắt buộc phải thể hiện lòng thành kính và biết ơn đến tổ nghề đã có công truyền bá, phát triển nghề tóc.
Nội dung bài cúng tổ nghề tóc:
Những người lần đầu tiên cúng tổ nghề thường không biết cách vái cúng tổ nghề. Cúng vái đúng cách sẽ giúp buổi lễ diễn ra thuận lợi và mang đến không khí trang trọng vốn có.
Các bước cúng vái tổ nghề tóc:
Ngoài việc cúng tổ nghề tóc vào ngày 15 – 16/3 âm lịch, nhiều người còn lập bàn thờ tổ nghề tại nhà với mong muốn bề trên luôn dõi theo và phù hộ cho bản thân. Để lập bàn thờ tổ nghề tóc, cần chuẩn bị:
Cúng tổ nghề nói chung và nghề tóc nói riêng là nét đẹp trong tín ngưỡng của người Việt. Thông qua lễ cúng, những người ở thế hệ sau có thể bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với những người đã có công sáng lập và truyền bá ngành nghề. Tuy nhiên khi cúng tổ nghề tóc, cần lưu ý một số vấn đề sau:
Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã biết cách lập bàn thờ tổ nghề tóc và nắm rõ những lễ vật cần chuẩn bị cho ngày cúng tổ. Ngày nay, lễ cúng tổ đã được tối giản đi nhiều bước để phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, cần phải có tấm lòng thành kính, luôn hướng đến tổ và giữ cái tâm khi làm nghề.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!