Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ là ai? Độ mạng tuổi nào? Thờ cúng ra sao?
Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ là vị nữ tiên nổi danh trong Đạo giáo đại diện cho công lý và chính nghĩa. Với công lao to lớn, bà được nhân dân tạc tượng, xây đền thờ để cầu mong sự che chở và bảo vệ.
Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ là ai?
Cửu Thiên Huyền Nữ (tiếng Hán: 九天玄女) là vị nữ thần Chiến tranh trong thần thoại Trung Hoa. Về sau, Đạo giáo tôn vinh bà trở thành một vị nữ tiên và là một trong ba vị Thánh Tổ bên canh Nguyên Thủy Thiên Tôn và Thái Thượng Lão Quân. Từ xa xưa cho đến hiện tại, bà luôn giữ vị trí quan trọng trong tín ngưỡng dân gian.
Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ đại diện cho công lý, chính nghĩa. Là người thông thạo phép thuật và chiến thuật quân sự, bà đã giúp đỡ nhân dân diệt trừ cái ác và bảo vệ hòa bình. Vì vậy, bà rất được tôn kính và xem trọng trong tư tưởng Đạo Giáo. Đạo Giáo tôn vinh bà về sự bất tử và công lao to lớn đối với chúng sanh.
Cửu Thiên Huyền Nữ là vị nữ tiên có đầu người mình chim với vẻ đẹp lộng lẫy, nổi bật. Trong thần thoại Trung Hoa có nhiều điển tích liên quan đến bà nhưng một trong những điển tích được biết nhiều nhất là bà đã chỉ dạy cho Hiên Viên Hoàng Đế (Hoàng Đế/ Huỳnh Đế) đánh bại Xi Vưu.
Ngoài cái tên Cửu Thiên Huyền Nữ, bà còn được biết đến với nhiều cái tên khác như Cửu Thiên Huyền Mỗ, Oa Huỳnh, Bán Thiên Công Chúa, Mẫu Cửu Trùng Thanh Vân, Huyền Nữ, Cửu Thiên Nương Nương hay Cửu Thiên Huyền Nữ Nương Nương. Vượt ra khỏi phạm vi của thần thoại Trung Hoa, bà được người người tôn kính và thờ cúng. Ở nước ta, không ít người thờ cúng mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ để cầu xin phù hộ và che chở.
Sự tích về mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ độ mạng
Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ là vị thần Chiến Tranh trong thần thoại Trung Hoa. Cho đến nay, có rất nhiều sự tích liên quan đến vị nữ tiên này. Tuy nhiên ở nước ta, có hai điển tích được biết đến nhiều nhất giúp Huỳnh Đế trừ giặc Xi Vưu và giúp Tống Giang đánh thắng quân Liêu.
Giúp Huỳnh Đế (Hữu Hùng Thị đánh thắng quân Xi Vưu)
Cửu Thiên Huyền Nữ giúp Huỳnh Đế (Hữu Hùng Thị) đánh thắng Xi Vưu là điển tích được biết đến nhiều nhất. Sau đời vua Thần Nông, các bộ lạc không còn đoàn kết và tách ra sinh sống riêng lẻ. Trong đó, bộ lạc hùng mạnh nhất với thủ lĩnh là Xi Vưu có mưu đồ thôn tính các bộ lạc còn lại để lên làm bá chủ.
Tuy nhiên, Xi Vưu là kẻ độc ác, ích kỷ, chỉ vì cái lợi của bản thân mà nhẫn tâm tàn sát người dân vô tội. Trước bối cảnh này, các bộ lạc đã liên kết tôn Hữu Hùng Thị lên làm thủ lĩnh chống lại Xi Vưu. Tuy nhiên, quân của Xi Vưu quá mạnh nên các cuộc tấn công của Hữu Hùng Thị đều thất bại và kết cục là phải tháo chạy.
Trước tình thế nguy cấp, Cửu Thiên Huyền Nữ đã hạ phàm và giao cho Huỳnh Đế binh phù ấn, đồng thời dạy cho “Trống Qùy Ngưu 80 mặt” để đánh bại giặc Xi Vưu và mở ra nền văn minh Trung Hoa.
Trong quá trình xây dựng đất nước, Cửu Thiên Huyền Nữ cũng thường xuyên hạ phàm giúp đỡ Huỳnh Đế và những người tài trong đất nước sáng tạo ra các ngành nghề, trong đó phải kể đến nghề nuôi tằm lấy tơ. Công lao to lớn của bà được nhân dân lưu truyền và tôn vinh, thờ cúng như một vị thần độ mạng.
Giúp Tống Giang đánh thắng quân Liêu
Cửu Thiên Huyền Nữ đã hiển linh cứu giúp Tống Giang chạy thoát quan binh trong lần lẩn trốn ở chỗ Miếu thờ. Sau khi cứu giúp, bà đưa cho y ba quyển thiên thư và dặn dò “Thay trời hành đạo” (Thế thiên hành đạo).
Nhớ rõ lời dặn của đấng tối cao, Tống Giang sau khi được cứu giúp đã quy thuận triều đình và dẫn dắt quân đội đi chinh phạt nước Liêu. Trước cuộc chiến có phần lành ít dữ nhiều, Tống Giang đã nằm mộng thấy mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ độ mạng hiển linh chỉ dạy thế thuật quân sự để phá trận và giành chiến thắng.
Cửu Thiên Huyền Nữ luôn hiển linh khi dân chúng lầm than, sống trong loạn lạc và cơ cực. Chính vì vậy, bà được tôn vinh là vị thần độ mạng và được Đạo giáo xếp vào hàng ngũ nữ tiên.
Bà Cửu Thiên Huyền Nữ độ mệnh cho tuổi nào?
Bà Cửu Thiên Huyền Nữ độ mệnh cho tuổi nào là băn khoăn của khá nhiều bạn đọc. Theo kinh nghiệm dân gian, mệnh nữ thờ nữ (tức là nữ giới nên thờ những vị nữ tiên để được phù trợ, che chở).
Có khá nhiều cách tính tuổi thờ mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ, trong đó phương pháp xét theo Thiên Can được khá nhiều người áp dụng. Nếu xét theo phương pháp này, nữ giới có Thiên Can Giáp, Ất, Nhâm và Quý nên thờ Cửu Thiên Huyền Nữ hay còn gọi là Oa Huỳnh.
Nữ giới thuộc các Thiên Can khác có thể thờ phụng Chúa Ngọc Nương Nương, Phật Bà Quan Âm, Chúa Tiên Nương Nương hoặc Phật Bà Quan Âm. Thờ phụng đúng tuổi, hợp mệnh sẽ giúp gia chủ nhận được sự chở che, bảo vệ của bề trên. Từ đó có cuộc sống bình an, mọi việc diễn ra suôn sẻ và tránh khỏi những phiền muộn, xui rủi trong cuộc sống.
Thờ cúng bà Cửu Thiên Huyền Nữ ra sao?
Với những công lao to lớn, mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ được nhân dân yêu quý và tôn trọng. Không chỉ riêng người dân Trung Quốc, người Việt cũng thờ phụng vị nữ tiên này để được phù hộ độ trì và che chở.
Đền thờ bà Cửu Thiên Huyền Nữ tọa lạc tại đường Điện Biên 2, Phường Lê Lợi, Thành phố Hưng Yên. Được biết, đền thờ được xây dựng từ thế kỷ 18 và là nơi thờ phụng Đức Thánh Cửu Thiên Huyền Nữ Chân Quân. Bà đã giúp đỡ nhân dân trong lúc nguy khốn nên được dựng đề thờ, tạc tượng để ghi nhớ công ơn.
Ngoài thờ cúng tại đền, bạn có thể thờ cúng vị nữ tiên này tại nhà để cầu mong được che chở và phù hộ. Thờ cúng Cửu Thiên Huyền Nữ trong nhà sẽ giúp gia chủ gặp nhiều may mắn trong công việc cũng như cuộc sống. Gia đình luôn ấm êm, hạnh phúc và tràn ngập niềm vui.
1. Cách thờ bà Cửu Thiên Huyền Nữ
Để thờ mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ độ mạng, bạn cần thỉnh tượng hoặc tranh ảnh thờ mẹ Cửu Huyền,… Sau khi thỉnh về cần bố trí bàn thờ gọn gàng, thể hiện được sự tôn kính và trang nghiêm.
Trong trường hợp thờ Cửu Thiên Huyền Nữ với Quan Âm Bồ Tát, đặt hai tranh (hoặc tượng) song song ở chính diện của bàn thờ. Bàn thờ cần được dọn dẹp thường xuyên, phải thắp hương hằng ngày và có thể trưng hoa vào những ngày đặc biệt để thể hiện lòng thành, cầu mong sự che chở và bảo vệ của đấng bề trên.
Theo kinh nghiệm dân gian, 11:15 và 13:00 ngày 8, 18 và 28 là ngày vía Mẫu, thích hợp để thỉnh tượng hoặc ảnh của mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ. Khác với thờ Cửu Huyền Thất Tổ, thờ Cửu Thiên Huyền Nữ thường chỉ cúng hoa quả, xôi chè, 2 ly nước và thắp hương hành lễ.
Ngoài ra, còn một số cách xin sự che chở, phù trợ của Cửu Thiên Huyền Nữ bạn có thể áp dụng:
- Xin quẻ bói Cửu Thiên Huyền Nữ
- Xin bùa chú Cửu Thiên Huyền Nữ
- Đeo mặt dây chuyền có hình ảnh Cửu Thiên Huyền Nữ
- Khấn kinh Cửu Thiên Huyền Nữ
- Thờ cùng, niệm bài cúng Cửu Thiên Huyền Nữ hằng ngày
Theo nhiều người, Cửu Thiên Huyền Nữ nên được thờ ở ngoài khuôn viên, tránh thờ cúng trong nhà – chỉ trừ những người có căn đồng. Nếu lập bàn thờ cần phải tìm hiểu kỹ và phải có thời gian chăm lo để tránh bị trách phạt.
2. Văn khấn vái mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ
Bài văn khấn vái mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ sẽ giúp đấng bề trên hiểu thấu mong muốn và hiển linh phù hộ độ trì. Lời văn khấn có thể không mạch lạc nhưng cần phải đi cùng với cái tâm, sự tôn kính và trang nghiêm.
Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ là vị nữ tiên luôn giúp đỡ dân chúng trong hoàn cảnh nguy khốn. Chính vì vậy, bà được thờ cúng ở nhiều nơi từ đền thờ cho đến nhà riêng. Tuy nhiên nếu thờ cúng trong nhà cần phải tìm hiểu kỹ và có thời gian chăm sóc.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!